Một số kinh nghiệm khi xin visa ngắn hạn tại Nhật Bản

Một số kinh nghiệm khi xin visa ngắn hạn tại Nhật Bản: Bạn nên sắp xếp các giấy từ theo đúng thứ tự yêu cầu của đại sứ quán để tiện theo dõi và tiết kiệm thời gian. Bạn nên chuẩn bị bút, ảnh, hồ dán, một vài mẫu đơn xin visa dự phòng trong trường hợp bạn phát hiện có sai sót nào đó.

Thông thường thời hạn làm visa là 5 ngày nhưng có thể lâu hơn nếu hồ sơ bạn có vấn đề. Có nhiều dạng visa sang Nhật: visa ngắn hạn (thăm thân: gia đình, họ hàng có quan hệ 3 đời), visa ngắn hạn (thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch), visa thương mại ngắn hạn…), visa dài hạn (du học, đi học tiếng, vợ/chồng người Nhật, visa lao động…) và visa nhiều lần với thời gian lưu trú ngắn hạn. Bài viết sau đây chia sẻ kinh nghiệm tự xin visa ngắn hạn thăm người quen hoặc bạn bè/du lịch

Thời gian làm visa du học Nhật Bản
Theo quy định của đại sứ quán, thời gian thông thường để làm visa là 5 ngày. Tuy nhiên, nếu hồ sơ của bạn có vấn đề, bạn có thể phải mất nhiều thời gian hơn. Đại sứ quán sẽ tiếp nhận hồ sơ vào các buổi sáng trong ngày làm việc, và trả Visa vào các buổi chiều. Nói chung, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Đại sứ quán, sau đúng 5 ngày bạn sẽ nhận được visa. Ngoài ra, để khỏi mất thời gian, trước khi đến nộp hồ sơ, bạn nên gọi điện xem đại sứ quán có làm việc vào ngày đó không. Khi đến nộp hồ sơ, bạn cố gắng đến sớm để khỏi phải xếp hàng và chờ lâu.


Một số kinh nghiệm khi xin visa du học ngắn hạn tại Nhật Bản
Một số kinh nghiệm khi xin visa du học ngắn hạn tại Nhật Bản

Thời gian có hiệu lực của visa là 3 tháng kể từ ngày cấp nên bạn không nhất thiết phải nộp quá sớm. Nếu bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và theo đúng như yêu cầu, bạn chỉ cần nộp một tháng trước ngày khởi hành. Các giấy tờ phía người xin visa chuẩn bị:

Đơn xin Visa: Bạn nên điền đầy đủ các thông tin trong tờ phiếu xin visa du học Nhật Bản và đảm bảo các thông tin đó là chính xác. Đối với một số chỗ bạn không có thông tin, bạn nên viết là: "None" (Không có). Về phần tên và địa chỉ nơi bạn ở, bạn chỉ cần điền thông tin khách sạn đầu tiên. Với các khách sạn khác, bạn chỉ cần điền vào form lịch trình chuyến đi và không cần đính kèm các phiếu đặt khách sạn.
Một lưu ý đặc biệt khi bạn điền hồ sơ, các thông tin của bạn điền trong đơn xin phải đúng như thông tin bạn cung cấp cho người viết thư mời và ngược lại (trong trường hợp bạn có thư mời từ bên Nhật).

Hộ chiếu: Còn hạn trên 6 tháng.

Ảnh: Bạn nên chuẩn bị ảnh gần đây nhất và mang đi một vài cái để dự phòng.

Tài liệu chứng minh quan hệ bạn bè (trừ trường hợp bạn đi du lịch. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, bạn sẽ khó nhận được visa nếu không có thư mời từ bên Nhật). Cần chứng minh bạn và người mời có quan hệ bạn bè như ảnh chụp chung, thư từ qua lại, tin nhắn trên Facebook, sao kê các cuộc gọi quốc tế… Trong đó, ảnh chụp chung là quan trọng nhất.

Chứng minh tài chính (trong trường hợp bạn tự lo tài chính cho chuyến đi): Nói chung bạn hãy cố gắng chứng minh bạn đủ năng lực tài chính cho chuyến đi của mình.
Bạn hãy chuẩn bị hợp đồng lao đồng (lưu ý đến thời hạn hợp đồng), sao kê tài khoản trả lương, sao kê tài khoản thẻ tín dụng, sổ tiết kiệm (không có quy định về khoản tiền trong sổ tiết kiệm tuy nhiên bạn nên chuẩn bị càng nhiều càng tốt, tối thiểu 5.000 USD). Tất cả những giấy tờ trên, bạn chỉ cần bản sao nhưng vẫn cần mang bản chính để đối chiếu. Nhân viên đại sứ quán sẽ trả lại bạn những giấy tờ gốc sau khi kiểm tra và gửi lại bạn giấy hẹn.

Các giấy tờ phía người mời/người bảo lãnh chuẩn bị:
Thư mời (bản gốc): Người mời cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin trong mẫu thư mời. Để tránh nhầm lẫn hoặc sai sót, bạn và người mời cần trao đổi thường xuyên và có sự thống nhất về các thông tin.
Lịch trình (bản gốc): Bạn cần thảo luận với người mời về việc bạn sẽ ở khách sạn nào và địa chỉ liên lạc cụ thể.
Trong trường hợp người mời/người bảo lãnh chi trả cho kinh phí của chuyến đi, họ cần phải chuẩn bị: Giấy chứng nhận bảo lãnh, phiếu công dân, một số tài liệu liên quan (Giấy chứng nhận thu nhập, giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng, bản lưu giấy đăng ký nộp thuế, giấy chứng nhận nộp thuế).

Một số lưu ý khác:
Bạn nên sắp xếp các giấy từ theo đúng thứ tự yêu cầu của đại sứ quán để tiện theo dõi và tiết kiệm thời gian.
Bạn nên chuẩn bị bút, ảnh, hồ dán, một vài mẫu đơn xin visa dự phòng trong trường hợp bạn phát hiện có sai sót nào đó.
Bạn nên mang theo hộ chiếu cũ. Một vài yếu tố thuận lợi cho việc xin Visa như bạn đã từng đi du lịch nhiều nước đặc biệt các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu…
Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo phiếu đặt khách sạn, vé máy bay, đặt tàu xe… Các giấy tờ này đại sứ quán không yêu cầu, nhưng nó sẽ cho thấy bạn thực sự nghiêm túc với chuyến đi và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Đình Hoàng sưu tầm